Nam giới ăn quà vặt dễ bị…vô sinh
Lời khuyên dành cho các chàng trai trẻ – những người sắp sửa lập gia đình và trở thành bố đó là hãy từ bỏ thói quen ăn vặt. Bởi theo nhiều nhà nghiên cứu, đồ ăn nhẹ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoocmon sinh dục ở nam giới và dễ dẫn tới… vô sinh.
Đây là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đến từ trường đại học Harvard và trường Murcia của Mỹ. Sau khi phân tích tinh trùng của một nhóm nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 22, các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa lượng chất béo trong khẩu phần ăn và nguy cơ vô sinh. Hầu hết các loại chất béo này đều có trong đồ ăn nhanh như gà rán, bánh pizza, xúc xích, khoai tây chiên…
Các nhà khoa học đã phân loại 2 nhóm đồ ăn chính gồm nhóm đồ ăn nhẹ “phương Tây” như tinh bột, ngũ cốc, các đồ chiên giòn hoặc đồ uống có ga và nhóm đồ ăn “thận trọng” như cá, trái cây, rau, ngũ cốc…Kết quả cho thấy , những người có chế độ ăn uống hợp lý và “thận trọng” có số lượng tinh trùng nhiều hơn. Trong khi đó những người ăn theo kiểu “phương Tây” bị giảm đáng kể lượng tinh trùng và các tinh trùng này đều yếu, khó có khả năng thụ thai.
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế thường niên về sức khỏe sinh sản, giáo sư Audrey Gaskins- trưởng nhóm nghiên cứu cho biết “Qua công trình nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện ra rằng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ rất có lợi cho chất lượng tinh trùng ở nam giới”.
Cũng theo giáo sư Gaskins, một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại cá, trái cây tươi, ngũ cốc và rau quả nguyên chất…Các loại thực phẩm này không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cho sự di chuyển của các tinh trùng diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay, giáo sư Gaskins và các đồng sự của bà vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Bà nhấn mạnh “Đây mới chỉ là một nghiên cứu sơ bộ. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Song chúng tôi có thể khẳng định, chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tinh trùng ở nam giới”.
(Theo VnMedia)
‘Tinh binh’ bơi nhanh hơn nhờ viatmin D
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đan Mạch tiết lộ, quý ông nào có mức vitamin D cao nhất ở trong máu thì cũng có nghĩa là “tinh binh” của họ sẽ đạt được tốc độ bơi tốt nhất.

Vitamin D giúp tinh binh khỏe mạnh hơn.
“Vitamin D khiến đuôi của tinh trùng xoay chuyển nhanh hơn”, tác giả của nghiên cứu này – Giáo sư Martin Blomberg Jensen cho biết. Đuôi của tinh trùng xoay nhanh hơn sẽ giúp tinh trùng di chuyển nhanh hơn, điều này có nghĩa là những tinh trùng này sẽ có nhiều khả năng “công phá” qua bức tường bên ngoài của trứng một cách dễ dàng hơn. Vì thế, quá trình thụ tinh sẽ nhanh hơn.
Chưa có kết luận rõ ràng là nếu tăng lượng vitamin D bằng cách tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời hay uống thêm viên thuốc bổ sung thì cách nào sẽ khiến tinh trùng khỏe mạnh hơn, tuy nhiên dưới đây là 3 cách để bạn có thể khiến “tinh binh” đạt chất lượng cao hơn:
1. Không nên “yêu” quá nhiều: Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Úc thì những quý ông thường xuyên làm “chuyện ấy” hoặc thủ dâm mỗi ngày một lần trong 7 ngày sẽ thấy rõ sự thiệt hại của tinh trùng , số lượng bị giảm từ 34 xuống 26% vào cuối tuần.
2. Ăn nhiều folate – một dạng vitamin nhóm B (hay còn gọi là vitamin B9): Những quý ông không có đủ lượng vitamin B9 trong cơ thể sẽ sản xuất ra khoảng 20% tinh trùng có chứa một nhiễm sắc thể thêm, cái này có thể gây ra hội chứng Down và các khuyết tật bẩm sinh khác. Lời khuyên của các chuyên gia cho các đấng mày râu là hãy ăn nhiều ngũ cốc có chứa nhiều folate trong bữa sáng. Rau cải bó xôi hay măng tây cũng là những loại thực phẩm giàu vitamin B9 này và hãy tránh xa sữa đậu nành nhé!
3. Giảm lượng mỡ trans-fats: Trans-fats hay còn gọi là trans-fatty acids có nghĩa là axít béo chuyển hoá, thường được hiểu nôm na là dầu mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần. Theo nghiên cứu mới đây của trường Harvard (Mỹ) tiết lộ rằng quý ông có nhiều lượng axít béo chuyển hoá trong tinh trùng thì cũng có số lượng tinh trùng thấp nhất. Vì thế, các quý ông hãy cẩn thận với loại axít béo này.
Theo Anh Đức – VTC
Hẹp niệu đạo ở nam giới là bệnh gì?
Hẹp niệu đạo là một bệnh lý niệu khoa thường gặp, bệnh biểu hiện sau một viêm nhiễm hay sau một chấn thương hệ niệu. Cần hiểu rõ căn nguyên bệnh để có hướng xử trí kịp thời nhằm tránh những biến chứng.
Cấu trúc niệu đạo nam giới
Ảnh minh họa.
Niệu đạo được chia ra 2 phần: niệu đạo trước và niệu đạo sau. Niệu đạo trước có chiều dài 12 – 15cm, được bao bọc bởi vật xốp, gồm phần cố định hay còn gọi là niệu đạo hành và phần di động gọi là niệu đạo dương vật. Niệu đạo sau có chiều dài 4,5 – 5cm, gồm niệu đạo màng đi qua cân đáy chậu và niệu đạo tiền liệt tuyến. Đường kính niệu đạo trung bình 4 – 6mm, khi nong giãn độ 8 – 10 mm, niệu đạo không phải là một ống tròn đều xuyên suốt mà có những chỗ hẹp và chỗ rộng.
Hẹp niệu đạo xảy ra như thế nào?
Hẹp niệu đạo thường là hậu quả sau đợt viêm nhiễm niệu đạo, xuất phát từ các ổ trong tuyến littre do vi khuẩn lậu cầu trú ẩn và gây bệnh, lâu ngày gây xơ sẹo làm chít hẹp niệu đạo nhiều chỗ; do nhiễm khuẩn bao quy đầu thường xảy ra sự lây chéo sau giao hợp, làm chít hẹp và có thể lan tới tiền liệt tuyến và niệu đạo hành; do bệnh lý toàn thân tổn thương của lao thận, lao bàng quang rồi lan đến lao niệu đạo. Hẹp niệu đạo còn do di chứng của chấn thương niệu đạo; sau những thủ thuật lấy sỏi niệu đạo làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, sau mổ cắt u xơ tiền liệt tuyến.
Các biểu hiện hẹp niệu đạo
Sau đợt điều trị viêm nhiễm hay sau chấn thương, người bệnh than phiền đi tiểu khó, lúc tiểu tia nước tiểu yếu dần, xoắn tia và nhỏ giọt. Thời gian đi tiểu lâu hơn 30 giây đến 1 phút, cảm giác còn muốn đi tiểu nữa, kích thích rặn nhiều trong lúc tiểu.
Trường hợp bí tiểu thật sự, khi có kèm bội nhiễm hay sỏi kẹt làm chít hẹp hoàn toàn niệu đạo làm người bệnh rất khó chịu, căng trướng bàng quang, vật vã cần tiểu liền.
Thăm khám niệu đạo, phát hiện tổn thương như chít hẹp bao quy đầu, phát hiện những đoạn, cục xơ cứng niệu đạo khi nắn niệu đạo từ đầu đến gốc dương vật. Khi đặt ống sonde tiểu bằng ống sonde Nelaton 18 thì không qua được niệu đạo.
Diễn tiến và biến chứng
Sau khi bị hẹp niệu đạo, người bệnh vẫn chịu đựng, cố gắng đi tiểu theo đường tự nhiên trong một thời gian, tùy theo mức độ tổn thương, tiến triển đến hẹp hoàn toàn. Sự chịu đựng, cố gắng tiểu tự nhiên dần dần đưa đến biến chứng. Ứ đọng nước tiểu bàng quang gây nhiễm khuẩn ngược dòng lên niệu quản, thận. Do ứ trệ lâu ngày không có lối thoát, gây rò rỉ ra da tại vị trí tầng sinh môn hay vùng da bìu và ứ đọng kèm nhiễm khuẩn tạo thành ổ áp xe hình tổ ong, gây hình thành túi thừa bàng quang và lâu dài biến chứng suy thận.
Phân biệt các bệnh khác
Bệnh hẹp cổ bàng quang do viêm xơ cổ bàng quang: gặp trong trường hợp sau mổ u xơ tiền liệt tuyến. Người bệnh có triệu chứng khó đi tiểu, khi đặt sonde tiểu, ống thông dừng lại trước cổ bàng quang, chụp niệu đạo có cản quang, trên hình ảnh X-quang không thấy thuốc cản quang vào được bàng quang.
- U xơ tiền liệt tuyến: người bệnh tiểu khó, tiểu rắt, đang tiểu ngắt giữa dòng, dòng tiểu giảm đột ngột, khi khám thăm trực tràng sờ được khối u. Bệnh này thường gặp ở người già.
Xử trí hẹp niệu đạo
Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí của bệnh mà ta có cách xử trí khác nhau. Trường hợp hẹp niệu đạo có viêm nhiễm tiến triển thành áp-xe, rò nước tiểu và bí đái cấp tính, phải mở thông bàng quang dẫn lưu nước tiểu ra da, điều trị hết viêm nhiễm bằng kháng sinh đồ hay kháng sinh liều cao, toàn thân như augmentin, ceftriaxon, tobramycin. Trường hợp do lao phải điều trị đặc hiệu.
Điều trị căn nguyên: nong niệu đạo, đây là phương pháp vẫn được áp dụng để nong niệu đạo và đặt ống sonde nong que nhỏ được dùng để dẫn đường qua chỗ hẹp chít rồi tiến hành nong rộng. Hiện nay có nhiều phương pháp nong bằng ống sonde có bóng chèn tại chỗ hẹp niệu đạo.
Phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo nhằm tái tạo niệu đạo. Trải qua năm tháng, các phương pháp phẫu thuật không ngừng được cải tiến, giúp khả năng tạo hình ống niệu đạo trở về đúng sinh lý ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Theo BS.CKII. Tuê Thành – Sức khỏe đời sống
Những biến đổi chức năng sinh lý và bệnh lý của tinh hoàn
Tinh hoàn là nhà máy sản xuất ra những tinh trùng và các hormone steroid liên quan đến chức năng sinh dục ở nam giới. Từ thời kỳ phát triển phôi đến lúc cơ thể về già, chức năng tinh hoàn có những biến đổi sinh lý và bệnh lý.
Hiểu rõ vai trò của tinh hoàn giúp cho chúng ta phòng tránh những yếu tố bất thường và ngăn ngừa được những bệnh lý có thể xảy ra.
Chức năng của tinh hoàn
Tinh hoàn gồm có hai cấu trúc khác nhau: một là hệ thống các ống sinh tinh có nhiệm vụ sản xuất và vận chuyển các tinh hoàn. Hai là khối tế bào leydig có nhiệm vụ sản xuất các androgen steroid, với chủ lực là testosteron và một lượng nhỏ estradiol.
Các ống sinh tinh bao gồm các tế bào mầm và tế bào sertoli, chiếm 80 – 90% toàn bộ thể tích của tinh hoàn.
Sự tạo ra các tinh trùng được thực hiện nhờ sự biệt hóa và trưởng thành của các nguyên bào tinh trong thời gian 74 ngày, trong đó 50 ngày ở trong ống sinh tinh. Sau khi ra khỏi tinh hoàn, các tinh trùng phải mất 12 – 21 ngày để qua mào tinh (mào tinh dài 5 – 6m) rồi phóng tinh ra ngoài.
Nội tiết tố testosteron được sản xuất từ tế bào leydig sau khi biến đổi từ cholesterol, nồng độ testosterone trong máu được định lượng bằng miễn dịch phóng xạ là 3 – 10 ng/ml, lượng testosteron thay đổi trong ngày, với đỉnh cao nhất lúc 8 giờ và mức thấp nhất vào lúc 21 giờ. Testosterone lưu hành trong huyết tương dưới 2 dạng gắn với albumin và globulin, chỉ có 1 – 3% ở dạng tự do. Testosteron tác động lên mô đích chiếm 40 – 50% ở cả 2 dạng. Mặt khác, testosterone được biến đổi thành estrdiol nhờ vào men aromatase để có những tác động phù hợp hay đối kháng testosterone trong khi thực hiện những chức năng khác nhau, tetosteron được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận dưới dạng 17 cetosteroid và các hợp chất khác như diol, triol và các dẫn xuất liên hợp.
Việc tạo ra những tinh trùng từ các ống sinh tinh chịu ảnh hưởng của hormone FSH từ tuyến yên và các tế bào leydig. Mỗi ngày một nam giới bình thường có thể sản xuất 200 triệu tinh trùng. Vai trò LH và FSH của tuyến yên có nhiệm vụ điều hòa hai chức năng của tinh hoàn và ngược lại testosterone và sự tạo những tinh trùng cũng có thể tác động phản hồi để tự điều hòa một cách riêng biệt.
Những biến đổi chức năng sinh lý và bệnh lý của tinh hoàn
Giai đoạn phôi thai và niên thiếu:
Trong thời kỳ phát triển phôi, phôi nam trải qua 3 giai đoạn biệt hóa giới tính: giai đoạn xác định giới nhiễm sắc thể XY, giai đoạn biến đổi tuyến sinh dục và giai đoạn xác định giới kiểu hình đồng thời tạo thành các bộ phận sinh dục tiết niệu nam.
Việc sản xuất tinh hoàn cao điểm nhất vào trung tuần thứ 8 – 10 của phôi thai, xác định kiểu hình giới được hoàn thành vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, sản xuất testosterone sẽ giảm hẳn vào tháng thứ 9 của thai kỳ.
Lúc sinh, nồng độ testosteron ở bé trai chỉ cao hơn một ít so với bé gái. Sau khi sinh, trong 3 tháng đầu nồng độ testosteron tăng cao sau đó giảm dần lúc trẻ 1 tuổi, và tiếp tục tăng dần ở tuổi dậy thì cho đến 17 tuổi thì nồng độ testosteron ngang mức nồng độ testosteron ở người trưởng thành.
Giai đoạn dậy thì:
Tuổi dậy thì ở nam giới được đánh dấu bởi sản xuất tăng cao của các gonadotropin, lúc đầu trong giấc ngủ, về sau tăng cao suốt cả ngày. Càng ngày vùng đồi tuyến yên càng ít chịu ảnh hưởng của tuổi tác, nồng độ testosteron có chiều hướng gia tăng để tinh hoàn trưởng thành và bắt đầu tạo tinh trùng. Sự sản xuất các gonatropin tăng là do bài tiết GnRH tăng. Các thay đổi giải phẫu và chức năng trong thời kỳ này phụ thuộc vào nồng độ testosteron huyết tương, hệ sinh dục nam giới, dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, mào tinh hoàn bắt đầu phát triển, hệ thống lông, râu phát triển. Tiếng nói trầm do thanh quản phát triển, dây thanh âm dày lên, các mô liên kết, cơ bắp phát triển, đặc biệt vùng ngực và vai. Các quá trình phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ dừng lại, một khi tuổi dậy thì đã hoàn thành. Thông thường tuổi dậy thì bắt đầu ở tuổi 11 – 12 tuổi và kết thúc sau 4 – 5 năm.
Giai đoạn trưởng thành:
Tiếp theo giai đoạn dậy thì là giai đoạn trưởng thành của phái tính nam. Thời kỳ này phát huy đầy đủ các biểu hiện của nam tính và thời kỳ thuận lợi cho sinh sản.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này các bệnh lý có thể xảy ra làm rối loạn sự bài tiết nội tiết tố và gây ra những bệnh lý cho cơ thể biểu hiện từ vùng hạ đồi tuyến yên đến vùng cơ quan tinh hoàn.
Các bệnh lý vùng đồi tuyến yên làm cản trở bài tiết gonadotropin, do đó làm giảm bài tiết androgen và sự sản xuất những tinh trùng.
Bệnh lý hội chứng cushing là một bệnh nội tiết do rối loạn sản xuất hormone vỏ thượng thận gây gia tăng mạn tính hormone glucocorticoid không kìm hãm được. Tác động lên trục đồi tuyến yên, gây LH giảm. Cần phải điều trị tốt hội chứng cushing, tùy theo nguyên nhân gây ra hội chứng như u tuyến yên thì phẫu thuật tuyến yên bóc u, hay do tuyến thượng thận việc điều trị phẫu thuật hay xạ trị tùy theo chỉ định.
Trong bệnh lý tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, các gonadotropin được kích thích bài tiết gây ra dậy thì sớm, ngược lại các gonadotropin có thể bị ức chế gây vô sinh. Đây là một bệnh lý do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận, vì thiếu hụt các enzyme nên dẫn tới việc thiếu hụt cortisol, sự thiếu hụt này dẫn đến sự tăng tiết ACTH từ tuyến yên, kích thích vỏ thượng thận tăng sinh và quá sản ra các chất trung gian, việc điều trị sử dụng hydrocortisone được chỉ định dùng suốt đời để thay thế cortisol nội sinh.
Tăng prolactin làm giảm bài tiết LH và FSH gây rối loạn chức năng tế bào leydig và ống sinh tinh làm cản trở sự tạo ra những tinh trùng.
Các bệnh lý tại tinh hoàn bao gồm tinh hoàn kém phát triển gặp trong các dị tật bẩm sinh hay bệnh lý mắc phải nguyên nhân do viêm nhiễm, chấn thương hay các bệnh lý từ các cơ quan khác gây hậu quả đến tinh hoàn như bệnh phong gây teo tinh hoàn, tùy theo nguyên nhân mà ta điều trị thì khả năng hồi phục chức năng của tinh hoàn sẽ được cải thiện.
Tuổi già:
Đến 70 tuổi, nồng độ testosteron huyết tương bắt đầu giảm. Tuy nhiên testosteron tự do và testosteron gắn với các protein vẫn trong giới hạn bình thường. LH huyết tương tăng lên, đồng thời tỷ lệ biến đổi androgen thành estrogen tăng ở mô ngoại vi, làm cho tỷ lệ androgen/estrogen giảm sút. Trong giai đoạn này, sự thay đổi về nội tiết có liên quan đến sự xuất hiện u xơ tuyến tiền liệt, đồng thời có hiện tượng vú to ở người già. Chức năng sinh dục có xu hướng giảm sút nhiều.
Vì vậy nhằm ngăn ngừa những biến đổi có thể xảy ra, ở giai đoạn này vai trò dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là những thức ăn giúp ngăn ngừa bệnh lý tuyến tiền liệt, song song với việc luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi giúp tuổi già ở các cụ ông sống khỏe và yêu đời hơn.
Theo: SK&ĐS
Chứng tăng mỡ máu
Tăng mỡ trong máu liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.
Cholesterol và triglycerit là chất gì?
Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm… Đặc điểm của cholesterol: kém tan trong nước, không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol).
Người cao tuổi cần hạn chế ăn mỡ động vật
Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật.
Còn triglycerit là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn, càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Nếu tăng quá cao triglycerit máu thì sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Khi nào được gọi là rối loạn mỡ máu?
Khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là rối loạn:
Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu 5,2mmol/l). Cholesterol gồm các chất HDL-C (cholesterol có tỷ trọng cao) và LDL-C cholesetrol có tỷ trọng thấp, HDL-C là loại cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ thành mạch máu. Còn chất LDL-C (cholesterol có tỷ trọng thấp) trong máu người bình thường 3,4mmol/l là loại cholesterol xấu. LDL-C có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà hậu quả sẽ là làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng mạch vành… Khi triglycerit máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerit cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerit thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.
Nguyên nhân gây tăng mỡ máu ở NCT
Hay gặp nhất trong trong tăng cholesterol máu ở NCT là do chế độ ăn không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ, lòng động vật… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, ngoài ra người ta cũng có thể gặp do di truyền, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Còn tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa…
Biện pháp ngăn chặn
Để góp phần làm cho mỡ máu không tăng cao, NCT cần hạn chế ăn mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động vật mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 – 3 lần ăn cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau, hoa quả. Không nên nghiện rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày. Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa nên ăn: cam, bưởi, táo, nho… Tăng cường tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, cầu lông… Hạn chế tăng cân, béo phì. NCT nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu. Khi có hiện tượng tăng mỡ máu, bác sĩ sẽ tư vấn và khi cần thiết phải dùng thuốc bác sĩ cũng sẽ kê đơn phù hợp với bệnh của từng người. Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
BS. MAI HƯƠNG
Thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Ở Việt Nam, THK bàn tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí THK thường gặp.
Ai hay bị thoái hóa khớp bàn tay?
Đầu tiên, THK thường đi kèm với người cao tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân THK bàn tay là 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của THK bàn tay. Tỷ lệ bệnh tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi.
Tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Ngoài ra, người già vẫn phải làm việc để kiếm sống, chăm lo các công việc trong gia đình như giặt giũ, bế cháu, các công việc nội trợ khác. Họ lao động chân tay là chủ yếu, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Bệnh cũng thường gặp ở nữ giới, gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hormon như estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp.
Những người béo phì cũng dễ bị THK bàn tay. Có tới 1/3 bệnh nhân THK bàn tay bị béo phì. THK bàn tay thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…
Cách nhận biết
Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất khi cầm, nắm, mang, vác hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay, khớp ngón xa hay khớp ngón gần, khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn. Hiện nay người ta đã chứng minh vai trò chắc chắn của yếu tố nghề nghiệp trong THK gốc ngón tay cái ở phụ nữ. Người bệnh than phiền đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.
Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 số bệnh nhân có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Các xét nghiệm máu thường bình thường. Có thể sử dụng thêm chụp X-quang bàn tay để chẩn đoán THK bàn tay. Đây là kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém, được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của THK trong nhiều năm nay. Có 4 dấu hiệu cơ bản của THK bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương.
Phòng tránh
Tránh lao động, mang vác nặng. Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài. Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi. Tăng cường việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có thể. Việc phát hiện sớm THK bàn tay là cần thiết vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay, nên đến khám chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị kịp thời
PGS.TS.BS. NGUYỄN VĨNH NGỌC – sức khỏe đời sống
Quá trình sinh tinh diễn ra như thế nào?
Ở nam giới, quá trình hình thành giao tử được bắt đầu ngay từ khi còn trong bào thai. Các tế bào mầm sinh dục đã hình thành. Nhưng trong thời gian dài từ khi sinh ra cho tới khi dậy thì, các tế bào này “ngủ yên” không hoạt động.
Tới lúc dậy thì các tế bào này bị đánh thức và thực hiện chức năng sinh sản của mình. Thời điểm dậy thì đánh dấu bằng lần xuất tinh đầu tiên. Lần xuất tinh đầu tiên nhiều người không nhớ rõ vì xuất ra lúc đang ngủ gọi là hiện tượng mộng tinh. Từ đây họ có thể trở thành ông bố bất kỳ lúc nào nếu có quan hệ tình dục với người khác giới. Cũng từ đây quá trình sinh tinh thường xuyên xảy ra và kéo dài liên tục cho đến cuối đời.
Tinh trùng được sinh ra ở trong tinh hoàn, anathema đầu chúng rất yếu đuối, chúng không thể di động được nhưng sau một thời gian được nuôi dưỡng và tôi luyện trong mào tinh thì tinh trùng có thể bơi được với tốc độ 4mm/phút. Tinh trùng rất nhỏ, dưới kính hiển vi phóng đại 400 lần, tinh trùng chỉ nhỏ bằng đầu kim và có hình dạng như 1 criminal nòng nọc bao gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi. Để sinh ra được những criminal tinh trùng khỏe mạnh thì bản thân bộ máy sinh sản phải hoạt động tốt, không có viêm nhiễm, không có dị tật grain bất thường. Ngoài ra chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, ăn nhiều chất đạm, rau quả tươi và khoáng chất; hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất bảo quản có trong các thực phẩm đóng hộp cũng có thể ảnh hưởng không tốt tới tinh trùng.
Thức ăn nào giúp đàn ông trẻ khỏe?
Sau đây là 7 loại thực phẩm “càng ăn càng trẻ, càng ăn càng khỏe” dành cho nam giới.
Chanh dây được xem là “vua” trong các loại trái cây
Chanh dây
Chanh dây được xem là “vua” trong các loại trái cây, vì chúng có chứa các chất dinh dưỡng đa dạng và phong phú. Một trái chanh dây sẽ bảo đảm việc cung cấp cho bạn lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, chúng còn cung cấp một lượng vitamin A phong phú cùng với chất xơ và kali.
Sữa chua
Sữa chua ít béo là tốt nhất, chúng có hàm lượng canxi cao, các loại vitamin, protein và kali. Ngoài ra, trong sữa chua có rất nhiều các loại khuẩn có ích giúp cân bằng quần thể khuẩn trong đường ruột. Nếu bạn không thích dùng sữa chua thì sữa bò đã tách kem hoặc phó-mát cũng là những lựa chọn tốt.
Trứng
Các nghiên cứu cho thấy, mỗi sáng ăn một quả trứng gà không những không làm tăng lượng cholesterol mà còn giúp nam giới mỗi ngày nạp vào cơ thể ít năng lượng hơn, từ đó giúp nam giới giảm cân. Trứng cung cấp protein, ngoài ra còn có 12 loại vitamin và khoáng chất, trong đó vitamin nhóm B có tác dụng cải thiện trí nhớ cho nam giới.
Các loại hạt
Có chứa nhiều chất xơ, protein vừa tốt cho tim mạch và chống lão hóa, đây chính là những ưu điểm của các loại hạt. Tuy nhiên, chúng có chứa hàm lượng chất béo cao nên việc dùng chúng phải hợp lý và vừa phải cũng rất quan trọng.
Các loại đậu
Ăn đậu rất có ích cho tim mạch, chúng có chứa nhiều chất xơ không hòa tan làm giảm cholesterol cho cơ thể, giúp thải các chất độc hại. Ngoài ra, các thực phẩm từ đậu có hàm lượng protein cao, cacbonhydrate, magiê và kali. Các chuyên gia khuyến nghị, mỗi tuần nên bổ sung các loại đậu vào thực đơn ít nhất 3 lần.
Cải xanh
Loại cải này vừa ngon và dễ mua, chúng có chứa vitamin A, C và vitamin K có ích trong phát triển hệ xương. Các chất này cũng có nhiều trong cà rốt, cam và trong các loại trái cây có màu vàng (beta-carotene), trong bông cải xanh cũng có đầy đủ các chất trên.
Trái cây khô
Dứa khô, mơ khô cùng các loại trái cây khô khác chỉ là sản phẩm của quá trình làm mất đi lượng nước tự nhiên trong trái cây tươi mà thành, trong trái cây khô vẫn còn đầy đủ các thành phần vitamin có ích. Ngoài các loại vitamin có ích ra, trong trái cây khô còn chứa lượng lớn chất sắt và kali.
Tinh trùng được sinh ra từ đâu?
Mỗi người đàn ông bình thường có hai tinh hoàn (hạt cà, ngọc hoàn, hòn dái…) nằm trong bìu. Bìu là một túi da và cơ, nhìn bề ngoài màu sẫm và nhăn nheo. Cùng với dương vật, tinh hoàn được tạo ra rất sớm ngay từ những tuần lễ đầu sau khi thụ thai. Môi trường sống, thuốc men, bệnh tật, nội tiết của người phụ nữ có thai rất dễ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn.
Khi thai còn 5-6 tháng trong bụng mẹ thì tinh hoàn của bé trai còn nằm trong ổ bụng bào thai, về sau tuổi thai càng lớn tinh hoàn càng tụt xuống cho đến khi đứa trẻ ra đời tinh hoàn mới tụt hẳn vào bìu. Lúc mới sinh tinh hoàn chỉ nhỏ như hạt lạc, khi trưởng thành tinh hoàn mới to lên với kích thước trung bình chừng 4cm x 2,5 x 1,5.
Tinh hoàn có thể bị vướng mắc lại trong quá trình di chuyển từ ổ bụng vào bìu nhất là khi qua bẹn (ống bẹn) và bị treo ở đấy tạo thành tinh hoàn ẩn.
Tinh hoàn có hai nhiệm vụ: ngoại tiết và nội tiết.
Nhiệm vụ ngoại tiết là sản sinh ra tinh trùng. Tinh trùng được sinh ra từ các tế bào mầm của các ống sinh tinh ngoằn ngoèo trong tinh hoàn rồi đổ vào mào tinh. Tinh trùng khi mới ở ống sinh tinh ra thì chưa có khả năng tự di chuyển và thụ tinh. Sau khi đi qua mào tinh, được tôi luyện mới có thể tự vận động (bơi) và có khả năng thụ tinh (với trứng) được. Quá trình sinh tinh khoảng 72 ngày (2 tháng rưỡi). Nghĩa là thời gian cần thiết để hình thành tinh trùng từ tế bào tinh tới lúc trưởng thành.
Nhiệm vụ nội tiết của tinh hoàn là sản xuất ra nội tiết tố nam (testosteron). Nội tiết tố này góp phần vào việc tạo dáng nam giới: râu tóc, lông mu, cơ bắp, sức mạnh, ham muốn tình dục và tinh dịch. Chính nội tiết này làm nên sự khác biệt giữa nam với nữ.
Những điều cấm kỵ với cậu nhỏ
Bất luận là nam grain nữ thì giữ vệ sinh bộ phận sinh sản rất quan trọng bởi nếu không sẽ gây ra nhiều bệnh sinh dục về sau, nặng sẽ dẫn đến vô sinh. Dưới đây là những điều cấm kỵ nam giới nên tránh.
Kỵ “yêu” quá nhiều
“Chuyện yêu” hài hòa, thời điểm thích hợp sẽ đem lại trải nghiệm và tâm trạng vui vẻ cho cả hai, có lợi ích rất tốt đối với sức khỏe và dưỡng sinh. Tuy nhiên, nếu “yêu” quá tham, quá nhiều, không biết “tiết kiệm”, cơ quan sinh dục sẽ ở trạng thái xung huyết trong thời gian dài, từ đó dễ gây ra các bệnh như viêm tiền liệt tuyến, tiền liệt tuyến sưng to, liệt dương, xuất binh sớm, không thể xuất binh….
Kỵ “yêu” quá sớm
Thông thường, nam giới đến 24-25 tuổi mới trưởng thành, phát triển toàn diện, nếu “yêu” quá sớm, cơ quan sinh dục vẫn chưa phát triển đồng bộ, sẽ hao tổn tinh binh, dễ gây ra các chướng ngại về chức năng giới tính ở các mức độ khác nhau, khi đến tuổi trung niên dễdẫn đến xuất binh sớm, liệt dương, đau lưng và nhanh lão hóa….
Kỵ không thường xuyên tự kiểm tra
Y học nghiên cứu chứng minh, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa trị khỏi là rất cao. Một khi đế nó phát triển đến thời kỳ cuối thì hiệu quả trị liệu không lý tưởng chút nào. Vì vậy, nam giới trên 35 tuổi nên thường xuyên kiểm tra cơ quan sinh dục của mình, có dấu hiệu bất thường nên lập tức đi khám bác sỹ.
Ky không giữ gìn vệ sinh
Giữ gìn vệ sinh ở bộ phận sinh dục cực kỳ quan trọng đối với nam giới, đặc biệt là người có quy đầu hơi dài. Cần phải thường xuyên lật da ở quy đầu lên để rửa sạch cặn bận bám ở trong, bởi vì bụi bẩn ở bao quy đầu không những dễ gây ra ung thư quy đầu mà còn dễ làm cho bạn đời của mình bị ung thư cổ tử cung.
Kỵ mặc quần bò hàng ngày
Y học nghiên cứu chứng minh, hệ thống sinh sản của nam giới yêu cầu ở nhiệt độ thấp là tốt nhất, nếu thường xuyên mặc quần bò sẽ làm cho nhiệt độ xung quanh chú nhỏ quá cao, làm cho tinh binh khó hình thành, phát triển.
Ai dễ bị ung thư tinh hoàn?
Cho đến nay, người ta vẫn chưa chỉ ra được một nguyên nhân nào là khả dĩ của căn bệnh rắc rối tới sinh sản này. Người ta chỉ vạch ra được một số nguy cơ cố định mà một người khi có một hay nhiều nguy cơ thì có khả năng cao bị bệnh. Nếu có một, dù chỉ một thì hãy theo dõi thật cẩn thận và khám xét sớm nhà máy giống của mình. Bởi chưa khi nào chữ “sớm” lại mang một ý nghĩa lớn lao như khi này.
Điều cần biết về ung thư tinh hoàn?

Ảnh minh họa.
Ung thư tinh hoàn là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính tại một hay cả hai tinh hoàn. Khối u ác tính này cứ ngày một to ra và rồi nó xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn. Đến một mức độ nào đó, toàn bộ tinh hoàn chỉ toàn là khối ung thư.
Do tinh hoàn là một cơ quan sinh sản đặc thù của nam giới nên ung thư tinh hoàn là một bệnh đặc thù của giới này. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng không những tới khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.
Ở một cấu trúc bình thường, tinh hoàn chỉ gồm ba tế bào cơ bản là tinh nguyên bào, tế bào sertoli và tế bào kẽ (còn gọi là tế bào Leydig). Ung thư tinh hoàn có thể đến từ ba loại tế bào này. Trong ba loại tế bào trên chỉ có hai loại tế bào là quan trọng nhất bởi nó là đặc thù và quyết định chức năng giới tính sống còn của nam giới. Đó là tinh nguyên bào có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng, những tinh binh chịu trách nhiệm thụ tinh và tế bào kẽ có nhiệm vụ sản xuất ra hormon sinh dục nam đặc dụng là testosterol.
Đặc điểm của khối u ác tính trong ung thư tinh hoàn là tế bào của nó có sức phát triển mạnh mẽ, lấn át và triệt tiêu hoàn toàn một dòng tế bào hay cả ba dòng tế bào này. Sức phát triển của nó mạnh đến nỗi nó còn có thể phát triểnvượt ra ngoài tinh hoàn và đi đến những cơ quan ở xa gọi là di căn. Sự di căn là điều kiện châm ngòi cho những biến chứng phức tạp trong ung thư nói chung và trong ung thư tinh hoàn nói riêng.
Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tinh tràng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm chỗ khác. Các vị trí nó có thể định cư là trong ổ bụng hay trên thành bụng. Đây là nguy cơ cần được lưu ý hàng nhất. Tỷ lệ ung thư tinh hoàn do nó gây ra là dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ em bị tinh hoàn ẩn mà không được xử trí đúng và kịp thời thì 3-14 trong số chúng bị chứng bệnh ung thư tinh hoàn.
Nếu tinh hoàn ở trong bụng thì nguy cơ cao hơn những 4 lần so với ở trên thành bụng. Do vậy mà tất cả những em bé trai mà có tinh hoàn ẩn, chúng ta phải đưa ngay tinh hoàn trở về vị trí bằng phẫu thuật. Ngay cả khi đã phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, chúng ta vẫn phải theo dõi tinh hoàn trong tối thiểu là 3-5 năm sau đó. Bởi nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn có thể xảy ra.
Nguy cơ thứ hai phải đề cập đến là tuổi. Tuổi là một nguy cơ khá rõ. Người ta cho rằng, ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi từ 15-35 bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp gặp ở độ tuổi trong giai đoạn này, còn các giai đoạn lứa tuổi khác, mỗi giai đoạn chỉ chiếm có vài phần trăm đến 10%. Do vậy mà tất cả những nam giới trong độ tuổi này cần hết sức chú ý.
Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố quan trọng của bệnh. Nếu một bé trai có bố bị ung thư tinh hoàn thì đứa bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với em bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỷ lệ không may với em bé cao hơn gấp 8 lần.
Trong lĩnh vực lao động, những người thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe vận tải là những người dễ bị ung thư tinh hoàn. Với những tài xế lái xe đường dài, người ta cho là nhiệt độ quá nóng chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi thế mà chúng ta vẫn thường được khuyên là không mặc quần lót quá chật, nhất là những trang phục bó sát của nam giới.
Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số đối tượng khác: sắc tộc, bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da…
Tóm lại, bất cứ khi nào có biểu hiện tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh.
Theo BS. Hưng Cao Văn – Sức khỏe đời sống
7 món ăn từ tôm, tép bổ thận tráng dương
Người xưa thường nói: Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã… ý nói ăn tôm sẽ giữ mãi được tuổi thanh xuân. Tôm rất giàu chất dinh dưỡng như protein, lipid và vitamin B12, magie, photpho, iôt, đồng… và cung cấp nhiều calo. Xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc từ tôm để bạn đọc tham khảo.
Ảnh: minh họa – Internet
1. Tôm tươi bóc vỏ 20g, trứng gà 2 quả, thịt lợn xay 30g, tinh bột, gia vị vừa đủ. Tôm băm nhỏ, trộn với thịt lợn xay, lòng trắng trứng, tinh bột, gia vị, gừng tỏi làm thành viên nhồi vào nấm hương chưng chín. Đây là món “Trường thọ như ý”.
2. Tôm xào tam thất: tôm bóc vỏ 100g, rau hẹ 300g, trứng gà 1 quả, bột tam thất 5g, bột ướt, gia vị . Bột tam thất bỏ vào bát với bột ướt, muối, trứng gà rồi trộn đều, xào với dầu rồi cho rau hẹ xào chín, nêm gia vị là được. Bài này dùng tốt cho nam giới yếu sinh lý và nữ bị lãnh cảm, vô sinh do tử cung lạnh.
3. Tôm càng xanh 150g, sài hồ 10g, quế chi 10g, đậu xị 15g, gừng hành tỏi vừa đủ. Các vị thuốc cho vào túi, đổ nước vừa đủ rồi nấu với tôm chừng 20 phút, vớt tôm ra. Các vị kia xào thơm rồi cho tôm vào xào lại, thêm nước tinh bột vào thành nước sền sệt để ăn. Ngày ăn 1 lần, ăn trong 1 tháng.
4. Tôm nõn 250g, rau hẹ 100g. Cho tôm đã rửa sạch vào rán, sau đó cho hẹ vào xào chín để ăn. Món này thích hợp với bệnh nhân vô sinh do ít tinh trùng.
5. Đảng sâm 10g, đương quy 9g, tôm 200g, trứng gà 1 quả, cải non 200g, bún tàu 50g, bột năng 30g, xì dầu 10g, tiêu, muối vừa đủ, canh gà 500ml, sâm quy sấy khô tán bột. Tôm giã nhuyễn, cải thái khúc. Trộn tôm, đảng sâm, đương quy, xì dầu, muối với trứng đánh đều vo thành viên. Bỏ canh gà vào nồi, cho bún tàu vào đun sôi rồi cho viên tôm vào nấu chín. Ngày ăn 1 lần, ăn thịt tôm, uống canh. Món này có tác dụng ôn dương bổ thận.
6. Thịt dê 200g thái miếng 200g, rau hẹ 100g, tép moi 50g ngâm vào nước ấm 10 phút sau đó cho rượu gạo, muối trộn đều để khử mùi tanh. Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào nóng đổ thịt dê vào xào, sau đó cho tép moi vào, thêm một ít nước hầm âm ỉ. Sau khi thịt dê chín nhừ thì cho hẹ, mì chính, muối vừa ăn. Nên chọn thịt dê có da là tốt nhất vì hầm lâu, nước canh sau khi hầm có nhiều chất béo, đậm đà ăn rất ngon. Món này có tác dụng bổ hư nhược, ích tinh khí, cường lưng thận.
7. Tép moi khô 200g, tỏi 100g, bột gia vị vừa đủ. Phi thơm tỏi và cho tép vào xào, nêm bột gia vị xào đến khi chín là được. Món này có tác dụng chữa liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, đau lưng mỏi gối.
(Theo BS. Phó Đức Thuần // Sức khỏe Đời sống)